Hầu hết mọi người đều có một số tệp “nhạy cảm” trên máy tính của mình. Ví dụ như danh sách mật khẩu, thông tin tài chính, video hoặc ảnh riêng tư,… Đặc biệt là những bạn làm các công việc yêu cầu độ bảo mật cao thì việc mã hóa tệp là cực kỳ cần thiết.
Mã hóa tệp trên máy tính cũng giống như bạn đặt mật khẩu cho các ứng dụng trên điện thoại, chỉ những người có mật khẩu mới được truy cập vào dữ liệu của bạn.
Ưu điểm của tính năng này là giúp bạn ngăn chặn những người không liên quan xem thông tin, dữ liệu của mình. Nhưng nó có một nhược điểm là nếu quên mật khẩu thì bạn có nguy cơ mất dữ liệu vĩnh viễn. Vì vậy, khi quyết định mã hóa tệp, bạn nên cài đặt cách khôi phục mật khẩu sao cho dễ lấy lại nhất.
Người dùng Windows 10 hoặc Windows 11 có các công cụ mã hóa được tích hợp sẵn trên máy. Trong bài viết này, Surface Hà Nội sẽ hướng dẫn bạn cách mã hóa tệp của mình một cách đơn giản và hoàn toàn miễn phí.
Cách sử dụng Bitlocker để mã hóa toàn bộ ổ đĩa
Có hai công cụ mã hóa được tích hợp trên Windows 10 và Windows 11. Tuy nhiên hai công cụ này có vẻ chưa tối ưu.
Bạn có thể chọn một công cụ khác là Bitlocker. Ứng dụng này chỉ cho phép bạn đặt mã khóa cho toàn bộ ổ đĩa. Nhưng bù lại bạn sẽ được chọn giữa việc mã hóa toàn bộ không gian ổ đĩa hay chỉ mã hóa phần dữ liệu mình đã sử dụng trong ổ đó.
Đặt mật mã cho toàn bộ ổ đĩa có thể dẫn tới việc giảm hiệu suất máy. Nhưng nếu toàn bộ dữ liệu của bạn đang nằm ở một ổ đĩa thì bạn nên chọn mã hóa bằng cách này.
Bitlocker cũng được dùng để bảo mật dữ liệu cho ổ cứng ngoài. Chúng mình khuyên bạn hãy chủ động bảo vệ dữ liệu trong ổ cứng vì bạn không thể biết trước được khi nào mình vô tình làm mất đâu.
Việc thiết lập Bitlocker cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhập Bitlocker trong thanh tìm kiếm của Windows hoặc trong Control Panel. Trong bảng điều khiển Control Panel, Bitlocker sẽ có tên đầy đủ là Bitlocker Management.
Khi mở tệp Bitlocker ra bạn sẽ được chọn nơi tải xuống, chính là ổ đĩa mà bạn muốn đặt mật khẩu. Sau khi đã bật Bitlocker, bạn sẽ chọn phương thức mã hóa dữ liệu thông qua mật khẩu hoặc Smart Card (thẻ thông minh).
Chọn mật khẩu là thao tác dễ và tiện cho bạn nhất. Nếu chọn Smart Card, bạn cần có ổ USB ghép nối với mã PIN để mở khóa.
Tiếp theo bạn sẽ được chọn cách khôi phục mật khẩu khi quên mật khẩu cũ hoặc mất thẻ Smart Card. Bạn có 3 cách để lựa chọn. Cách đơn giản và an toàn nhất chính là chọn khôi phục thông qua tài khoản Microsoft.
Bước cuối cùng, bạn sẽ được chọn giữa việc khóa dữ liệu đang có trong ổ đĩa hay khóa toàn bộ không gian ổ đĩa. Bật mí là nếu chỉ chọn phần dung lượng đã sử dụng thì hiệu suất máy sẽ nhanh hơn.
Ngoài ra bạn cần chọn chế độ mã hóa phù hợp với hệ điều hành đang dùng. Nếu máy đang chạy Windows 10 hoặc Windows 11 bạn hãy chọn phiên bản mới (New encryption mode). Với các bản Windows cũ hơn hãy lựa chọn chế độ tương thích (Compatible mode)
Bấm Next và máy sẽ tự động mã hóa. Trên một ổ đĩa ngoài 256GB quá trình mã hóa này chỉ mất vài giây. Sau khi hoàn tất, dữ liệu của bạn trong ổ đã được bảo mật an toàn.
Khi có người muốn truy cập hoặc chèn dữ liệu vào ổ đĩa đã được mã hóa máy tính sẽ hiện ra lỗi như dưới đây.
Sau đó một cửa sổ sẽ hiện ra yêu cầu người dùng nhập mật mã. Nếu nhập đúng mật mã, người dùng sẽ được truy cập vào dữ liệu.
Windows có cài đặt mở khóa tự động trên một máy tính. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi sử dụng máy tính cố định của mình.
Mã hóa trên Windows Home hoặc mã hóa một thư mục nhất định
Nếu đang dùng phiên bản Home của Windows, bạn vẫn có thể đặt mã cho dữ liệu với Veracrypt. Đây là một tiện ích miễn phí cho phép bạn mã hóa thư mục, ổ đĩa hoặc một vùng dữ liệu nhất định. Công cụ này tạo một “ổ đĩa ảo” trong Windows, MacOS và Linux.
Khi bạn nhập mật khẩu, ổ đĩa ảo chứa các thư mục bạn cần sẽ xuất hiện. Nhưng khi bạn đóng ứng dụng, ổ đĩa sẽ ngắt kết nối và bạn không thể truy cập vào tệp bị khóa được nữa. Dưới đây là hướng dẫn mẫu để tạo được một thư mục có mật mã.
Đầu tiên bạn hãy tải công cụ Veracrypt xuống và kích hoạt trên máy. Tạo ổ đĩa ảo bằng cách bấm “Create Volume”
Tiếp theo chọn Tạo vùng chứa tệp được mã hóa (như trong hình)
Chọn khối lượng lưu trữ phù hợp với lượng dữ liệu bạn muốn mã hóa.
Tiếp theo, chọn vị trí cho ổ đĩa ảo này. Lưu ý chọn ổ đĩa gốc có đủ dung lượng để chứa dữ liệu của bạn.
Sau đó bạn sẽ thấy rất nhiều lựa chọn mã hóa. Bạn chỉ cần chọn AES và nhấp vào tiếp theo. Mã hóa AES-256 được coi là hình thức mã hóa mạnh nhất giúp bạn tránh được những mánh khóe bẻ khóa tinh vi.
Bước tiếp theo là lựa chọn độ lớn của thư mục bạn muốn tạo (chú ý không lớn hơn dung lượng trống của ổ đĩa gốc)
Vậy là bạn đã tạo được một ổ đĩa có thông số phù hợp với những thông tin bạn cài đặt. Cuối cùng bấm vào Định dạng (Format) để kết thúc quá trình mã hóa.
Để mở được thư mục ảo này bạn phải mở từ công cụ Veracrypt.
Sau khi mở ứng dụng, bạn chọn tệp cần bảo mật từ menu chính và chuyển tới thư mục ảo đã được mã hóa. Đặt tên cho thư mục này bằng một chữ cái bất kỳ.
Sau khi hoàn tất thư mục của bạn sẽ được tô màu xanh lam. Bấm đúp vào đó để mở ra ổ đĩa và truy cập vào dữ liệu. Khi bạn đóng Veracrypt ổ đĩa này sẽ tự động trở về chế độ khóa.
Với các dữ liệu được lưu trên ổ cứng ngoài, chỉ cần cắm ổ cứng vào máy và ai đó truy cập từ Veracrypt thì họ có thể mở tệp. Vì vậy bạn cần làm một bước cuối cùng: nhấp vào Dismount trên màn hình chính của Veracrypt, đóng ứng dụng và rút ổ cứng ra. Như vậy ổ cứng của bạn đã được khóa hoàn toàn. Chỉ khi có mật khẩu mã hóa thì mới có thể mở được dữ liệu bên trong.
Mã hóa dữ liệu có cần thiết?
Lợi ích của các công cụ mã hóa là không phải bàn cãi. Với những máy tính cần sự bảo mật cao như máy tính để bàn ở công ty, việc mã hóa giúp bạn có thêm một lớp bảo vệ cho dữ liệu của mình. Với máy tính xách tay và ổ cứng, bạn sẽ không thể biết trước những tình huống bất ngờ xảy ra khiến bạn đánh mất dữ liệu. Việc mã hóa sẽ hạn chế nguy cơ lộ thông tin cá nhân.
Tuy nhiên cần chú ý rằng một khi mất đi mật khẩu thì có nguy cơ không lấy lại được dữ liệu. Thế nên anh em nào não cá vàng thì xác định nên lưu lại mật khẩu ở một nơi an toàn nhé!
Theo dõi Surface Hà Nội để cập nhật thủ thuật công nghệ hay!